Cấu tạo máy nén khí trục vít

Các bộ phận trong hệ thống nén

A. Bộ lọc khí. ( xem hình 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít)
Bộ lọc khí là một loại giấy khô lọc trung gian, và độ lọc của nó khoảng 10μ. Bộ lọc phải được lấy ra và làm vệ sinh cứ mỗi 1000 giờ. Khi làm vệ sinh nên dùng áp lực khí thấp để thổi bụi và các hạt nhỏ nằm phía bên trong của lọc. Có một công tắc lệch áp được lắp đặt vào lọc gió, nếu đèn báo lọc gió trên bộ điều khiển sáng lên, điều này cho thấy lọc gió phải được vệ sinh hoặc thay thế.
B. Van hút.
a. Điều khiển tải và không tải.
Loại van hút này thường ứng dụng là dạng piston , với sự dịch chuyển thẳng đứng nó thực hiện điều khiển tình trạng tải và không tải. Khi motor khởi động, dừng lại hay khi không tải, van điện từ hai cửa được dùng để ra lệnh / điều khiển van hút đóng hoặc mở cửa hút. Đồng thời van tiết lưu, hoặc lổ tiết lưu và đường nối sẽ duy trì một lượng áp lực tối thiểu để hệ thống hoạt động.
Khi động cơ điện quay ở tốc độ thấp, van điện từ dừng xả khí, và do áp suất khác biệt, pittông van hút hạ xuống thấp ở trạng thái hút. Nếu áp suất đạt tới mức không tải đã cài đặt trên bộ điều khiển, van điện từ bắt đầu xả khí và đẩy piston của van hút lên tới tình trạng không tải.
b. Điều khiển lưu lượng.
Khi áp lực tăng lên nhưng vẫn chưa đạt đến mức cài đặt của áp suất không tải, một lượng khí nhỏ đi qua van điều tiết và sau đó đi vào xi lanh của van hút, ở đó lượng khí này đẩy pittông van hút đi lên từ từ – với sự giảm khoảng mở của van hút, và quá trình điều tiết được bắt đầu. Khi áp lực của hệ thống tiếp tục gia tăng, pittông được đẩy lên tiếp tục. Ngược lại, khi áp lực của hệ thống giảm xuống, pittông van hút từ từ kéo về, khoảng trống của van hút được mở rộng và lượng khí hút vào được gia tăng. Khi áp lực của hệ thống dưới áp lực đặt trước của van điều tiết thì chức năng điều tiết của van không tác dụng.
3. Bình chứa dầu ( xem hình 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít)
Kính thăm dầu được lắp ở bình dầu, mức dầu phải nằm ở vị trí gữa H-L được làm dấu trên kính thăm dầu. Van xả dầu được lắp đặt phía đáy của bình dầu. Mỗi lần trước khi khởi động máy nén, nên xả nhẹ van xả dầu để xả nước đọng trong bình dầu . Có một lỗ châm dầu 1’’ trên bình chứa . Nhờ bề mặt chắn ngang lớn trong bình dầu, tốc độ của khí nén bị giảm và những giọt nhỏ dầu được tách giữ lại . Đây được gọi là giai đoạn đầu loại bỏ dầu.
4. Tách dầu
Để biết thêm chi tiết, xem bài viết tiếp theo: Cấu tạo máy nén khí trục vít P3: hệ thống dầu bôi trơn

5. Van an toàn ( xem hình 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít)
Khi áp lực trong bình dầu vượt qua 1Kg/cm2 so với áp suất làm việc đặt trước , van an toàn sẽ tự động xả áp lực, và làm giảm áp suất tới mức cài đặt. Van an toàn đã được cài đặt tại nhà sản xuất. Điều chỉnh lại van an toàn phải được sự cho phép của nhà sản xuất.
6. Van điện từ
Van điện từ là loại hai cửa thường mở (N.O) . Khi động cơ khởi động, dừng lại, hay khi chạy không tải van này được mở để xả áp lực trong bình với mục đích chắc chắn máy nén có thể khởi động, dừng lại, hay chạy không tải.
7. Van duy trì áp lực ( xem hình 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít)
Nó được lắp đặt gần cửa ra của tách dầu ở phía trên của bình dầu. Áp lực bắt đầu mở của van được cài đặt ở 4.5Kg /cm2G. Van duy trì áp lực có những chức năng sau :
A. Duy trì áp lực lưu thông cần thiết cho dầu bôi trơn khi khởi động máy .
B. Van chỉ mở khi áp lực vượt quá 4.5Kg /cm2G, nó có thể làm giảm tốc độ của khí đi qua tách dầu, và nó có thể bảo vệ tách dầu không bị hư hỏng bởi sự chênh lệch áp lực lớn, đồng thời bảo đảm tách dầu làm việc tốt nhất.
8. Bộ làm mát khí (bộ tản nhiệt)
Bộ tản nhiệt làm mát bằng không khí dùng quạt lấy không khí từ bên ngoài vào, sau đó không khí đi qua bộ tản nhiệt và làm lạnh không khí nén khi đi qua bộ tản nhiệt. Nhiệt độ khí nén thoát ra từ bộ làm mát khí thường ở mức thấp hơn : nhiệt độ môi trường cộng với 15oC. Vì máy nén khí làm mát bằng không khí chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh, do vậy phải quan tâm đến sự lưu thông của không khí và thông gió khi chọn vị trí lắp đặt.

( xem hình 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít)
9. Tách nước
Bộ tách nước dạng xoáy có nhiệm vụ loại nước đọng, dầu và làm sạch khí sau khi khí nén được làm mát từ bộ giải nhiệt. Khí nén sẵn sàng đi vào hệ thống sử dụng ngay khi đi qua bộ tách nước.
10. Van xả nước tự động ( xem hình 1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít)
Thiết bị này có thể tự động xả nước đọng trong tách nước.

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy nén khí trục vít

cấu tạo máy nén khí trục vít

( Nguồn: Sách hướng dẫn sử dụng máy nén khí trục vít Fusheng)

Liên hệ MÁY NÉN KHÍ FUSHENG ĐÀ NẴNG để được tư vấn thêm về máy nén khí fusheng

liên hệ tư vấn máy nén khí
liên hệ tư vấn máy nén khí

 

Tags: Cấu tạo máy nén khí trục vít; cấu tạo máy nén khí trục vít; cau tao may nen khi truc vit